- Chuối tiêu hồng bề ngoài không khác chuối tiêu bình thường nhưng mỗi buồng cho ra hơn chục nải, nặng trên dưới 30 kg, quả lại thơm ngon, bảo quản được lâu nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng.
Đặc biệt, bất kể mùa đông hay mùa hạ, màu sắc trái chín lúc nào cũng vàng tươi như dùng hoá chất bảo vệ.
Theo kinh nghiệm của người dân Đan Phượng thì trung bình một sào ruộng trồng được 85 cây, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, mỗi cây cho thu nhập khoảng 70 - 80 nghìn đồng, tính sơ sơ cũng gấp 25 lần trồng lúa.
Nhờ chứng minh được hiệu quả kinh tế cao mà hiện nay, cây chuối tiêu hồng đã có mặt tại nhiều địa phương thuộc Hà Nội như xã Vân Thuỷ, Vân Nam, Thọ Am (huyện Đan Phượng) và các xã bên kia sông (thuộc huyện Phúc Thọ)…
Kỹ thuật trồng, chăm sóc chuối tiêu hồng Chuẩn bị đất: Chuối tiêu hồng phát triển tốt trên đất phù sa, đất bùn ao có độ pH ở mức 5-7. Ở khu vực có mực nước ngầm cao, vùng trũng phải tiến hành lên luống sao cho luôn kiểm soát được độ ẩm ở độ sâu 50-60 cm (nếu ngập hoặc thừa nước, chuối bị thối rễ).
Sau khi lên luống (vùng đất khô không cần), tiến hành đào hố, tuỳ chất lượng đất, thể tích hố có thể từ 40x40x40 (cm) đến 50x60x60, với khoảng cách giữa các hố là 2 m. Dùng 5-7 kg phân chuồng, 0,2 kg lân,0,1 kg kali trộn đều với đất bề mặt rồi lấp lại. Sau nửa tháng, chọn ngày râm mát hoặc mưa có thể đem cây giống ra trồng.
Chọn giống, tiến hành trồng: Lựa cây non, thân to, khoẻ, không bị sâu bệnh, cao trên 70 cm, dưới 1 m, cắt rễ và bỏ bớt 2/3 lá. Trước khi trồng nên tiến hành xử lý bộ rễ bằng cách lăn gốc chuối vào tro hoặc nhúng qua hỗn hợp lân. Không nên đặt cây quá sâu, trồng đến đâu dùng chân giậm nhẹ, tưới nước đến đó để cố định cây, chú ý cố gắng chỉnh cho cây càng thẳng, càng tốt.
Chăm sóc: Cần xây tường bao (nếu có điều kiện) hoặc trồng cây để chắn gió nhằm hạn chế lá chuối bị rách (lá rách làm giảm khả năng tổng hợp chất), luôn kiểm tra đất, nếu thiếu ẩm phải tưới nước ngay và thường xuyên. Trong thời gian cây chưa khép tán, bà con có thể trồng xen các loại cây họ đậu, lạc vừa tận dụng diện tích đất trống, vừa tăng độ màu mỡ cho cây chuối sử dụng sau này. Không nên trồng khoai lang. Sau khi trồng được 1,5 tháng bắt đầu tiến hành bón thúc lần 1. Thời điểm này nên chú ý bón đủ đạm, kali nhằm tạo điều kiện tốt cho thân cây phát triển.
Có thể tiến hành bón thúc lần 2 cách thời gian trồng khoảng 4 - 5 tháng, thời điểm này cây phát triển mạnh, cần tăng lượng đạm, kali nhiều gấp 1 - 3 lần so với lần 1. Chuối tiêu hồng chỉ nên để một cây duy nhất, do đó nếu không có ý định ươm thêm giống, bà con phải kiểm tra mầm thường xuyên, phát hiện có mầm mới phải dùng dao cắt bỏ, tránh tình trạng phân tán dinh dưỡng.
Cây trồng được 7 tháng chuẩn bị ra buồng, đây cũng chính là lúc cần bón thúc lần 3, thành phần, lượng phân cũng tương đương lần 1. Cùng với việc tưới nước, bón phân, bà con phải thường xuyên cắt bỏ lá khô, lá vàng, tạo môi trường thông thoáng, tránh sâu bệnh.
Thu hoạch: Sau khi chuối trổ hoa, ra được khoảng 13 buồng, tiến hành bẻ bắp. Nên bẻ vào buổi chiều, tránh ngày mưa để hạn chế mất nhựa. Sau đó dùng cột chống đề phòng gió bão, hoặc buồng nặng quá dẫn đến đổ cây. Một công đoạn không thể thiếu để tăng năng suất và đảm bảo mẫu mã buồng chuối là dùng bao nilon cắt thủng hai đầu trùm kín nải chuối.
Mục đích chính của công đoạn này nhằm tránh côn trùng hút chích nhựa từ quả non, tránh sương muối làm thâm vỏ, đảm bảo chuối thương phẩm màu sắc tươi sáng tự nhiên. Khi màu xanh vỏ chuối bắt đầu nhạt, các góc cạnh đã đầy, bà con có thể tiến hành hạ buồng, bán cho thương lái.
Nếu tự mình tiêu thụ thì đừng vội ra nải ngay, nên để vài ngày cho ráo nhựa, sau đó dùng dao sắc tách nải rồi nhúng vào dung dịch Tecto 0,2%, để ráo, đặt vào thùng giấy và vận chuyển đến nơi tiêu thụ hoặc cho vào hầm giấm bằng hương. Chuối tiêu hồng là giống cây được Viện Nghiên cứu rau quả nghiên cứu và tuyển chọn.
Chuối tiêu hồng
Đặc biệt, bất kể mùa đông hay mùa hạ, màu sắc trái chín lúc nào cũng vàng tươi như dùng hoá chất bảo vệ.
Theo kinh nghiệm của người dân Đan Phượng thì trung bình một sào ruộng trồng được 85 cây, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, mỗi cây cho thu nhập khoảng 70 - 80 nghìn đồng, tính sơ sơ cũng gấp 25 lần trồng lúa.
Nhờ chứng minh được hiệu quả kinh tế cao mà hiện nay, cây chuối tiêu hồng đã có mặt tại nhiều địa phương thuộc Hà Nội như xã Vân Thuỷ, Vân Nam, Thọ Am (huyện Đan Phượng) và các xã bên kia sông (thuộc huyện Phúc Thọ)…
vườn chuối tiêu hồng
Kỹ thuật trồng, chăm sóc chuối tiêu hồng Chuẩn bị đất: Chuối tiêu hồng phát triển tốt trên đất phù sa, đất bùn ao có độ pH ở mức 5-7. Ở khu vực có mực nước ngầm cao, vùng trũng phải tiến hành lên luống sao cho luôn kiểm soát được độ ẩm ở độ sâu 50-60 cm (nếu ngập hoặc thừa nước, chuối bị thối rễ).
Sau khi lên luống (vùng đất khô không cần), tiến hành đào hố, tuỳ chất lượng đất, thể tích hố có thể từ 40x40x40 (cm) đến 50x60x60, với khoảng cách giữa các hố là 2 m. Dùng 5-7 kg phân chuồng, 0,2 kg lân,0,1 kg kali trộn đều với đất bề mặt rồi lấp lại. Sau nửa tháng, chọn ngày râm mát hoặc mưa có thể đem cây giống ra trồng.
Chọn giống, tiến hành trồng: Lựa cây non, thân to, khoẻ, không bị sâu bệnh, cao trên 70 cm, dưới 1 m, cắt rễ và bỏ bớt 2/3 lá. Trước khi trồng nên tiến hành xử lý bộ rễ bằng cách lăn gốc chuối vào tro hoặc nhúng qua hỗn hợp lân. Không nên đặt cây quá sâu, trồng đến đâu dùng chân giậm nhẹ, tưới nước đến đó để cố định cây, chú ý cố gắng chỉnh cho cây càng thẳng, càng tốt.
Chăm sóc: Cần xây tường bao (nếu có điều kiện) hoặc trồng cây để chắn gió nhằm hạn chế lá chuối bị rách (lá rách làm giảm khả năng tổng hợp chất), luôn kiểm tra đất, nếu thiếu ẩm phải tưới nước ngay và thường xuyên. Trong thời gian cây chưa khép tán, bà con có thể trồng xen các loại cây họ đậu, lạc vừa tận dụng diện tích đất trống, vừa tăng độ màu mỡ cho cây chuối sử dụng sau này. Không nên trồng khoai lang. Sau khi trồng được 1,5 tháng bắt đầu tiến hành bón thúc lần 1. Thời điểm này nên chú ý bón đủ đạm, kali nhằm tạo điều kiện tốt cho thân cây phát triển.
Có thể tiến hành bón thúc lần 2 cách thời gian trồng khoảng 4 - 5 tháng, thời điểm này cây phát triển mạnh, cần tăng lượng đạm, kali nhiều gấp 1 - 3 lần so với lần 1. Chuối tiêu hồng chỉ nên để một cây duy nhất, do đó nếu không có ý định ươm thêm giống, bà con phải kiểm tra mầm thường xuyên, phát hiện có mầm mới phải dùng dao cắt bỏ, tránh tình trạng phân tán dinh dưỡng.
Cây trồng được 7 tháng chuẩn bị ra buồng, đây cũng chính là lúc cần bón thúc lần 3, thành phần, lượng phân cũng tương đương lần 1. Cùng với việc tưới nước, bón phân, bà con phải thường xuyên cắt bỏ lá khô, lá vàng, tạo môi trường thông thoáng, tránh sâu bệnh.
Thu hoạch: Sau khi chuối trổ hoa, ra được khoảng 13 buồng, tiến hành bẻ bắp. Nên bẻ vào buổi chiều, tránh ngày mưa để hạn chế mất nhựa. Sau đó dùng cột chống đề phòng gió bão, hoặc buồng nặng quá dẫn đến đổ cây. Một công đoạn không thể thiếu để tăng năng suất và đảm bảo mẫu mã buồng chuối là dùng bao nilon cắt thủng hai đầu trùm kín nải chuối.
Mục đích chính của công đoạn này nhằm tránh côn trùng hút chích nhựa từ quả non, tránh sương muối làm thâm vỏ, đảm bảo chuối thương phẩm màu sắc tươi sáng tự nhiên. Khi màu xanh vỏ chuối bắt đầu nhạt, các góc cạnh đã đầy, bà con có thể tiến hành hạ buồng, bán cho thương lái.
Nếu tự mình tiêu thụ thì đừng vội ra nải ngay, nên để vài ngày cho ráo nhựa, sau đó dùng dao sắc tách nải rồi nhúng vào dung dịch Tecto 0,2%, để ráo, đặt vào thùng giấy và vận chuyển đến nơi tiêu thụ hoặc cho vào hầm giấm bằng hương. Chuối tiêu hồng là giống cây được Viện Nghiên cứu rau quả nghiên cứu và tuyển chọn.
Tác giả http://hoaquadacsan.blogspot.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét