Mít nghệ tiền giang giá rẻ Hà Nội

Mít nghệ tiền giang sạch bán tại cửa hàng Hoa quả Donavi. Chuyên bán buôn bán lẻ mít nghệ tách vỏ, mít nghệ tách sơ, mít nghệ cắt lõi.

dừa xiêm bến tre giá rẻ ở Hà Nội

Dừa xiêm bến tre giá rẻ ở Hà Nội

Địa chỉ bán dừa xiêm đặc sản bến tre ngay tại Hà Nội. Cửa hàng hoa quả sạch Donavi phân phối sản phẩm dừa bến tre, dừa xiêm sọ với nhiều size khác nhau.

Xoài cát chu Cao Lãnh

Xoài cát chu Cao Lãnh

Chuyên bán buôn bán lẻ xoài cát chu đặc sản Cao Lãnh cho cửa hàng đại lý giá sỉ. Liên hệ mua xoài cát chu Hotline: 0969.558.591

Cửa hàng bán chuối ngự đại hoàng

Chuối ngự đại hoàng chất lượng bán tại cửa hàng hoa quả sạch Donavi. Nhận phân phối chuối ngự đại hoàng cho đại lý, chuối ngự chín, chuối ngự xanh. Giá tốt liên hệ ngay 0969.558.591

chôm chôm nhãn tiền giang giá rẻ

Chôm chôm nhãn tiền giang giá rẻ

Chôm chôm nhãn chất lượng cao giá rẻ có tại cửa hàng hoa quả sạch Donavi. Mua chôm chôm nhãn giá sỉ liên hệ ngay Hotline: 0969.558.591

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Nghiên cứu về chuối quả sấy đặc sản

Sấy chuối là một quá trình trao đổi nhiệt và ẩm giữa pha khí (tác nhân sấy) và pha rắn (chuối) vô cùng phức tạp. Hiệu quả của quá trình ấy phụ thuộc nhiều yếu tố như nhiệt độ, tốc độ, độ ẩm, áp suất của tác nhân sấy, bản chất và kích thước của chuối.


Bạn có thể lựa chọn loại chuối tiêu hồng cực kỳ thơm ngon của chúng tôi cung cấp.
Chuối có nhiều loại nhưng có 3 loại chính:
- Chuối tiêu ( còn gọi là chuối già )
- Chuối goòng ( còn gọi là chuối tây, chuối sứ, chuối Xiêm )
- Chuối bom
 
Tính chất vật lý cơ bản của chuối quả:- Khối lượng riêng: = 977 kg/m3
-
Nhiệt dung riêng: c= 1,0269 kJ/kgK- Hệ số dẫn nhiệt : = 0,52 W/mK
- Kích thước của quả chuối: Đường kính:2-5cm
- Dài :8-20cm
- Khối lượng :50-200gr

- Độ ẩm vật liệu sấy:
+ Độ ẩm của chuối trước khi đưa vào sấy: 
75 – 80%
+ Độ ẩm của chuối sau khi sấy :
15 – 20 %
- Nhiệt độ sấy cho phép: t = (60 -
 90) 0C

Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sấy chuối:Trong quá trình sấy chuối quả xảy ra một loạt biến đổi hóa sinh, hóa lý, cấu trúc cơ học và các biến đổi bất lợi khác, làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Những biến đổi cơ học bao gồm sự biến dạng, nứt, cong queo, biến đổi độ xốp ... Sự thay đổi hệ keo do pha rắn (protein, tinh bột, đường,..) bị biến tính thuộc về những biến đổi hóa lý.

Những biến đổi hóa sinh trong quá trình sấy là những phản ứng tạo thành melanoidin, caramen, những phản ứng ôxy hóa và polyme hóa các hợp chất polifenol, phân hủy vitamin và biến đổi chất màu. Hàm lượng vitamin trong chuối quả sấy thường thấp hơn trong chuối quả tươi vì chúng bị phá hủy một phần trong quá trình sấy và xử lý trước khi sấy. Trong các vitamin thì axit ascobic và caroten bị tổn thất là do quá trình ôxy hóa. Riboflavin nhạy cảm với ánh sáng, còn thiamin bị phá hủy bởi nhiệt và sự sunfit hóa.

Chuối khi thu hái phải đủ già nghĩa, là có thể tự chín. Tuy
nhiên để chuối tự chín thì chuối chín chậm và không đồng loạt.
Dấm dú là cách để chuối chín đều và nhanh.
Độ chín của chuối nguyên liệu là một yếu tố quyết định đến
chất lượng chuối sấy. Có nhiều cách xác định độ chín, trong đó
cách xác định theo màu vỏ là phổ biến nhất. Trong chế biến hoặc
ăn tráng miệng chuối thường được dùng theo 3 độ chín sau đây:
- Vỏ vàng hai đầu xanh vị ngọt đậm đà, hơi chát, hơi cứng, chưa
thật thơm, vỏ còn chắc, chuối có hàm lượng đường axit cực đại,
còn có tinh bột và tanin.
- Vỏ vàng hoàn toàn vị ngọt, độ chát giảm, thơm,vỏ dễ bóc.
Đường và axit bắt đầu giảm, tinh bột và tamin còn ít.
- Vỏ vàng có màu chấm nâu vị ngọt, thơm, không chát, mềm vỏ
dễ gãy. Đường, axit hữu cơ giảm, tinh bột hầu như không còn,
tamin còn rất thấp.
1.4.2. Hộ trở việc rửa bột chuối bằng hoá chất:Trên bề mặt chuối có một lớp bột bao quanh nếu không được
loại bỏ sẽ làm chuối có màu trắng loang lỗ và xù xì. Để loại bỏ lớp
bột này người ta xoa chuối bằng tay trong chậu nước chứa khoảng
3kg chuối /3 lít nước, mỗi mẻ cần 2 – 3 phút.Việc chọn hoá chất để
họ trở công việc này nhằm 2 mục đích:
- Giảm thời gian thao tác.
- Cải thiện màu sản phẩm.
Hoá chất được chọn phải rẽ, không độc, không gây mùi vị cho sản
phẩm, không ảnh hưởng tới người thao tác và dụng cụ, làm bong
nhanh lớp bột, có tính khử. Thông thường chọn một số hoá chất
phổ biến sau:hỗn hợp dung dịch (NaHSO
3 và HCl) hoặc hỗn hợp
dung dịch (NaHSO
3 và Al2(SO4)3)…. Tổ hợp dung dịch hiệu quả
nhất là HCl 0,05 % + Al
2(SO4)3) 0,5 % . HCl ở nồng độ trên không
ảnh hưởng xấu đến người sản xuất và phương tiện bảo hộ lao động,
dễ mua, dễ xử lý, chi phí thấp. Có tác dụng thay đổi môi trường
các phản ứng hoá sinh không có lợi và sát trùng nhẹ. Phèn chua ở

nồng độ trên cũng có tác dụng sát trùng nhẹ, tăng cường bề mặt
cấu trúc cho chuối, không gây vị chát, giá rẽ, dễ sử dụng.
1.4.3. Hiệu quả diệt khuẩn của tia cực tím:Sau khi sấy khô chuối được làm nguội và phục hồi trạng thái do
hút ẩm trở lại để có độ mềm dẻo nhất định ( do sấy đến độ ẩm dưới
20 % ) rồi mới đóng gói. Thời gian này thường từ vài giờ đến vài
ngày. Trong môi trường khí quyển thông thường và không thực
hiện nghiêm chỉnh vệ sinh công nghiệp, sản phẩm dễ bị nhiễm vi
sinh vật. Nhiều cơ sở đã sử dụng đèn tia cực tím để diệt khuẩn coi
đó là biện pháp an toàn cần thiết cho vệ sinh thực phẩm.
1.4.4. Xác định độ ẩm cân bằng của chuối sấy:Độ ẩm cân bằng của chuối sấy là hàm lượng nước của nó trong
môi trưòng xác định ( t và φ xác định của không khí ) mà không
xẩy ra quá trình nhã nước ( bốc hơi ) hay hút nước ( hấp thụ ) giữa
nó và môi trường.
Chuối sau khi sấy đến độ ẩm dưới độ ẩm cân bằng thường là 16
÷ 18 % sau vài giờ đến vài ngày để ngoài không khí sẽ tăng hàm
lượng ẩm tới độ ẩm cân bằng. Xác định độ ẩm cân bằng của chuối
sấy nhằm chọn độ ẩm có lợi khi kết thúc sấy và đề ra cách xử lý
đóng gói, bảo quản phù hợp.
Muốn bảo quản chuối sấy tốt cần giữ độ ẩm của nó dưới 25 %
tốt nhất là 20 ÷ 22 %. Do vậy sau khi sấy khô nên quạt nguội và
lựa chọn đóng gói ngay, không nên để ngoài không khí lâu sẽ làm
cho độ ẩm của chuối sấy thấp hơn độ ẩm cân bằng. Nếu chưa lựa
chọn bao gói ngay thì trữ trong bao kín để nơi khô mát để hôm sau
xử lý. Bao bì cần làm từ vật liệu chống không khí ẩm đi qua và dán
kín.
1.4.5. Các chỉ tiêu chất lượng của chuối sấy xuất khẩu:
1.4.5.1. Chỉ têu cảm quan:
- Trạng thái : Mềm dẽo, đàn hồi, không được quánh, chắc,
cứng, sượng
  

Những công dụng bất ngờ từ quả chuối tiêu

Rẻ, dễ mua, không chỉ cung cấp một lượng vitamin phong phú cho cơ thể mà chuối tiêu còn có thể giúp da bạn thêm mịn màng, mắt sáng hơn và nhiều ích lợi khác nữa.

Trong những nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã khám phá ra nhiều công dụng của chuối tiêu và coi loại quả này như một vị thuốc mới.
Những công dụng bất ngờ từ quả chuối tiêu

Giảm lượng cholesterol trong máu 
Lượng cholesterol trong máu tăng cao sẽ gây ra bệnh về tim mạch. Trong thân cây chuối có một chất
không chế được cholesterol trong máu. Những người có lượng cholesterol trong máu cao nên dùng 50g thân chuối rửa sạch, thái lát mỏng rồi hòa với nước sôi, uống liên tục trong vòng 10 – 20 ngày sẽ có hiệu quả trong việc chữa trị.

Điều trị loét đường tiêu hóa Những bệnh nhân mắc bệnh loét đường tiêu hóa hay phải uống thuốc Phenylbutazone, để lâu sẽ gây chảy máu dạ dày. Trong chuối tiêu có chứa một chất có tác dụng kích thích sản sinh các tế bào niêm mạc dạ dày để bảo vệ thành dạ dày nên hạn chế được khả năng
chảy máu dạ dày.

Có lợi cho người bị cao huyết áp Cơ thể người bị cao huyết áp và người mắc bệnh tim mạch thường thừa natri mà thiếu kali. Trong chuối tiêu có nhiều kali nên ăn 3 – 5 quả mỗi ngày sẽ duy trì sự cân bằng natri – kali và độ cân bằng pH cho cơ thể, giúp hạn chế sự tổn hại đến mạch máu do thừa natri.

Nói “không” với chứng trầm cảm Trong chuối tiêu có một chất hóa học giúp não sản sinh chất 6-HT có tác dụng gây cảm giác hưng phấn, vui vẻ ở con người. 

Người mắc chứng trầm cảm có thể ăn nhiều chuối tiêu để dần dần loại bỏ cảm giác chán nản, thất vọng và trở nên yêu đời, lạc quan hơn.

Hết ngứa da, các thí nghiệm thực tế đã chứng minh vỏ của quả chuối tiêu có một hợp chất khống chế được vi khuẩn và nấm gây ngứa da. Vì vậy, khi bị ngứa da do vi khuẩn hoặc nấm, bạn có thể lấy vỏ chuối tươi sát trực tiếp lên da hoặc hấp cách thủy.

Dùng liên tục trong vài ngày sẽ có hiệu quả rất rõ rệt. Cắt cơn ho Người bị ho liên tục không ngừng cơn nên chưng 1-2 quả chuối tiêu với đường viên, mỗi ngày ăn 1 – 2 lần sẽ làm giảm cơn ho.

Điều trị bệnh trĩ và đi ngoài ra máu Mỗi ngày ăn 2 quả chuối tiêu trước bữa cơm hoặc ăn chuối cả vỏ có tác dụng nhuận tràng thông tiện, hạn chế chứng tiện bí và đi ngoài ra máu.

Giảm béo

Chuối có hàm lượng tinh bột cao nên dễ làm no bụng. Khi tinh bột được hấp thu vào cơ thể và chuyển hóa thành đường cần một khoảng thời gian nhất định, vì thế năng lượng không bị tích trữ trong cơ thể quá nhiều.

Chính vì lí do này, chuối tiêu đã được các nhàdinh dưỡng xếp vào nhóm thực phẩm giảm béo có lợi
cho cơ thể.

Làm đẹp với mặt nạ chuối tiêu
Nghiền nửa quả chuối, trộn đều với sữa tươi làm mặt nạ đắp mặt trong 15 – 20 phút rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Mặt nạ chuối tiêu sẽ hút sạch bụi bẩn bám trên da mặt, giúp gưong mặt bạn mịn màng, sáng bóng và ít tàn nhang.

Bên cạnh những ích lợi trên, các chuyên gia y tế còn.
Lưu ý: Chuối tiêu có tính hàn nên những người bị đau dạ dày, bị đau bụng do tiêu chảy không nên ăn nhiều. Trong chuối có chứa nhiều magiê, tốt cho tim mạch nhưng ăn nhiều có thể gây ra buồn ngủ. Vì vậy các lái xe không nên ăn chuối khi đói bụng.
>> Tác giả: http://hoaquadacsan.com

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017

Cách chọn mít ngon, lựa chọn mít sạch chỉ cần nhìn vỏ

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mít, nhiều người bán, nhiều cơ sở cung cấp mít. Mít cũng có nhiều loại: mít mật, mít dai, mít nhão, mít nghệ, "mit nghe tien giang" mít tố nữ… giữa các loại mít có sự khác nhau về khối lượng, cũng như hương vị và độ ngọt.

Cách chọn mít ngon, lựa chọn mít sạch chỉ cần nhìn vỏ

Mít mật màu vàng tươi, ăn giòn, vị ngọt đậm. Mít nhão hay mít tố nữ màu và vị thường nhạt hơn mít mật.

Khi chọn mua mít nên chú ý:
- Gai mít: những trái có gai nở to, không cao, không nhọn, các gai dàn xa nhau.
- Hình dáng quả: quả tròn đều, quả không có chỗ eo, lõm.- Vỗ quả phải kêu: dùng tay ấn vào mềm và búng nghe kêu bình bịch, nặng trái là ngon.
Riêng mít tố nữ phải chọn quả có cuống chỉ chừng 0,5 cm, đừng nhầm với mít tây có cuống dài hơn (1 – 1,5 cm). Mít tây ăn chua hơn mít tố nữ.
Nếu mua mít đã làm sẵn thì mít có màu vàng mới ngon.
Bạn nên mua mít ở các cửa hàng hoa quả trái cây sạch. Liên hệ Hotline: 0945.062.611
>> Mời bạn xem thêm một số lợi ích khác của việc ăn mít:

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

Chuối tiêu hồng, chuối tiêu hồng đặc sản vị ngọt

- Chuối tiêu hồng bề ngoài không khác chuối tiêu bình thường nhưng mỗi buồng cho ra hơn chục nải, nặng trên dưới 30 kg, quả lại thơm ngon, bảo quản được lâu nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng.


chuối tiêu hồng
Chuối tiêu hồng

Đặc biệt, bất kể mùa đông hay mùa hạ, màu sắc trái chín lúc nào cũng vàng tươi như dùng hoá chất bảo vệ.
Theo kinh nghiệm của người dân Đan Phượng thì trung bình một sào ruộng trồng được 85 cây, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, mỗi cây cho thu nhập khoảng 70 - 80 nghìn đồng, tính sơ sơ cũng gấp 25 lần trồng lúa.
Nhờ chứng minh được hiệu quả kinh tế cao mà hiện nay, cây chuối tiêu hồng đã có mặt tại nhiều địa phương thuộc Hà Nội như xã Vân Thuỷ, Vân Nam, Thọ Am (huyện Đan Phượng) và các xã bên kia sông (thuộc huyện Phúc Thọ)…

vườn chuối tiêu hồng

Kỹ thuật trồng, chăm sóc chuối tiêu hồng Chuẩn bị đất: Chuối tiêu hồng phát triển tốt trên đất phù sa, đất bùn ao có độ pH ở mức 5-7. Ở khu vực có mực nước ngầm cao, vùng trũng phải tiến hành lên luống sao cho luôn kiểm soát được độ ẩm ở độ sâu 50-60 cm (nếu ngập hoặc thừa nước, chuối bị thối rễ). 

Sau khi lên luống (vùng đất khô không cần), tiến hành đào hố, tuỳ chất lượng đất, thể tích hố có thể từ 40x40x40 (cm) đến 50x60x60, với khoảng cách giữa các hố là 2 m. Dùng 5-7 kg phân chuồng, 0,2 kg lân,0,1 kg kali trộn đều với đất bề mặt rồi lấp lại. Sau nửa tháng, chọn ngày râm mát hoặc mưa có thể đem cây giống ra trồng.

Chọn giống, tiến hành trồng: Lựa cây non, thân to, khoẻ, không bị sâu bệnh, cao trên 70 cm, dưới 1 m, cắt rễ và bỏ bớt 2/3 lá. Trước khi trồng nên tiến hành xử lý bộ rễ bằng cách lăn gốc chuối vào tro hoặc nhúng qua hỗn hợp lân. Không nên đặt cây quá sâu, trồng đến đâu dùng chân giậm nhẹ, tưới nước đến đó để cố định cây, chú ý cố gắng chỉnh cho cây càng thẳng, càng tốt.

Chăm sóc: Cần xây tường bao (nếu có điều kiện) hoặc trồng cây để chắn gió nhằm hạn chế lá chuối bị rách (lá rách làm giảm khả năng tổng hợp chất), luôn kiểm tra đất, nếu thiếu ẩm phải tưới nước ngay và thường xuyên. Trong thời gian cây chưa khép tán, bà con có thể trồng xen các loại cây họ đậu, lạc vừa tận dụng diện tích đất trống, vừa tăng độ màu mỡ cho cây chuối sử dụng sau này. Không nên trồng khoai lang. Sau khi trồng được 1,5 tháng bắt đầu tiến hành bón thúc lần 1. Thời điểm này nên chú ý bón đủ đạm, kali nhằm tạo điều kiện tốt cho thân cây phát triển.

Có thể tiến hành bón thúc lần 2 cách thời gian trồng khoảng 4 - 5 tháng, thời điểm này cây phát triển mạnh, cần tăng lượng đạm, kali nhiều gấp 1 - 3 lần so với lần 1. Chuối tiêu hồng chỉ nên để một cây duy nhất, do đó nếu không có ý định ươm thêm giống, bà con phải kiểm tra mầm thường xuyên, phát hiện có mầm mới phải dùng dao cắt bỏ, tránh tình trạng phân tán dinh dưỡng. 

Cây trồng được 7 tháng chuẩn bị ra buồng, đây cũng chính là lúc cần bón thúc lần 3, thành phần, lượng phân cũng tương đương lần 1. Cùng với việc tưới nước, bón phân, bà con phải thường xuyên cắt bỏ lá khô, lá vàng, tạo môi trường thông thoáng, tránh sâu bệnh.

Thu hoạch: Sau khi chuối trổ hoa, ra được khoảng 13 buồng, tiến hành bẻ bắp. Nên bẻ vào buổi chiều, tránh ngày mưa để hạn chế mất nhựa. Sau đó dùng cột chống đề phòng gió bão, hoặc buồng nặng quá dẫn đến đổ cây. Một công đoạn không thể thiếu để tăng năng suất và đảm bảo mẫu mã buồng chuối là dùng bao nilon cắt thủng hai đầu trùm kín nải chuối.


Mục đích chính của công đoạn này nhằm tránh côn trùng hút chích nhựa từ quả non, tránh sương muối làm thâm vỏ, đảm bảo chuối thương phẩm màu sắc tươi sáng tự nhiên. Khi màu xanh vỏ chuối bắt đầu nhạt, các góc cạnh đã đầy, bà con có thể tiến hành hạ buồng, bán cho thương lái.

Nếu tự mình tiêu thụ thì đừng vội ra nải ngay, nên để vài ngày cho ráo nhựa, sau đó dùng dao sắc tách nải rồi nhúng vào dung dịch Tecto 0,2%, để ráo, đặt vào thùng giấy và vận chuyển đến nơi tiêu thụ hoặc cho vào hầm giấm bằng hương. Chuối tiêu hồng là giống cây được Viện Nghiên cứu rau quả nghiên cứu và tuyển chọn. 

Kỹ thuật trồng Mít không hạt đơn giản

I. Tổng quanMít không hạt có mùi vị thơm ngon, múi và xơ có màu vàng, độ dày múi đồng đều, bên trong múi không có hạt, cùi nhỏ, rất ít xơ, tỉ lệ phần ăn được trên 90 %. Năng suất cao, trọng lượng trái trung bình 9 – 10 kg, trái lớn 13 – 15 kg. Khi chín vỏ trái có màu vàng xanh, quả cân đối.


- Thời gian từ trồng đến cho trái 14 – 18 tháng, nếu điều kiện chăm sóc tốt đầy đủ dinh dưỡng và nước tưới, cây cho trái sau khi trồng 10 – 12 tháng. Cây con phát triển mạnh, cành mọc dày, phân bố đồng đều quanh thân chính, lá xanh bóng, lá non cuộn tròn tựa lá chè xanh, mép lá khi còn non có răng cưa rất rõ. Giá bán và hiệu quả kinh tế cao nhất so với các giống mít được trồng hiện nay.

- Mít không hạt có vỏ mỏng, hàm lượng đường trong trái khi chín rất cao. Khi trái già vỏ có màu vàng xanh, gai nở, các đường chỉ xung quanh gai chuyển thành màu vàng sậm. Dùng thang hay dụng cụ hái chuyên dụng để hái trái tránh làm vỏ mít chấn động mạnh hay tổn thương sẽ dễ bị thối.

Bạn tham khảo thêm một số kỹ thuật trồng và chăm sóc:


Múi không hạt có hương vị đặc biệt, vị ngọt lịm, hương thơm. Tại hội thi trái ngon – An toàn Nam bộ lần 2 tổ chức tại TP.HCM năm 2010, mít không hạt đạt giải Lạ, Hiếm – Mít Không Hạt. Chất lượng trái được các nhà khoa học, các nhà quản lý nông nghiệp và nông dân tham gia đánh giá rất cao.

II. Kỹ thuật trồng mít không hạt

1. Yêu cầu chunga) Đất trồngCũng như các giống mít khác, mít không hạt thích nghi rộng có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như: đất đỏ bazan, đất thịt, thịt pha cát, đất phù sa ĐBSCL,…b) Khoảng cách trồngKhoảng cách trồng thích hợp 5 x 5 m hay 6 x 6m. 
c) Chuẩn bị hố trồngHố trồng đào 50 x 50 x 50 cm, khi đào hố nên để riêng lớp đất trên mặt ra một bên và đất ở lớp phía dưới ra một bên, bón lót mỗi hố 10 – 12 kg phân chuồng đã ủ hoai, hoặc phân hữu cơ Komix 1 kg, 150 – 250 g Super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất.
Ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn đất.

2. Kỹ thuật trồng

- Dùng cuốc đào một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao túi đựng cây giống khoảng 2 – 3 cm. Sau đó, dùng tay hoặc cuốc móc một lỗ ở tâm hố, kích thước to hơn bầu cây đôi chút, sau đó dùng các loại thuốc diệt nấm như:Dithane M-45, Mancozeb hay Ridomil,… phun xịt thật kỹ vào hố trồng cây, liều lượng theo chỉ dẫn trên bao thuốc.

- Dùng tay móc một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao túi đựng thanh trà khoảng 2 – 3 cm, kích thước to hơn bầu cây đôi chút, để túi cây trên mặt đất, dùng dao sắc rạch một đường xung quanh túi nilon, cách đáy 2 – 3 cm, bóc lấy đáy túi ra. Xem xét bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần rễ cái, rễ con ăn ra khỏi bầu đất, sau đó đặt vào hố trồng, lấp đất và rút bọc nilon ra. Dùng tay lấp và ém chặc lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con không bị gió lay, chú ý đặt cây vào hố trồng sao cho sau khi trồng cổ rể ngang bằng với nền đất xung quanh, không trồng âm hay lấp phần thân cây. Sau khi trồng cần làm bồn đường kính khoảng 1 m để nước tưới không chảy ra ngoài.

- Trồng xong lấy cọc cắm, buộc thân cây vào cọc tránh gió lay gốc, nên buộc lỏng bằng dây nilon. Nếu trồng vào mùa mưa không cần che mát như sầu  riêng hay măng cụt.
3. Kỹ thuật chăm sóca) Tưới nướcTưới nước ngay sau khi trồng, trồng vào đầu hay giữa mùa mưa sẽ đỡ công tưới nước. Nếu trồng trong mùa khô phải tưới nước thường xuyên cho mít ít nhất 1 tháng đầu. Tuy nhiên, trồng trong điều kiện ngập úng, đất đóng váng, hay tưới quá nhiều nước dễ dẫn đến thoái hóa rễ do đó chúng ta nên xem xét tưới khi nào cần thiết.

b) Cắt tỉa cànhTrong năm đầu, việc cắt tỉa cành nhằm mục đích là tạo cho cây có hình dáng khoẻ mạnh, đầy đặn, cành phân bố đều, mít không hạt cành thường mọc dày, do vậy việc cắt tỉa cho tán cây thông thoáng cần cần thiết để cây có bộ tán cân đối cành to khỏe, hạn chế sâu bệnh trú ẩn, việc cắt tỉa nên thực hiện được tiến hành đều đặn 1 – 2 tháng một lần,…

c) Bón phân- Năm thứ 1: Sau khi trồng cứ 1 – 1,5 tháng bón phân 1 lần, bón cho mỗi gốc 100 – 150 g NPK(15:15:15), xịt bổ sung phân bón lá vi lượng như: number one hay Fetrilon-combi theo liều hướng dẫn, mục đích giúp cây có đủ dưỡng chất và chất vi lượng cần thiết khi bộ dễ chưa bén đất.- Năm thứ 2: lượng bón cho một cây là: 1,5 – 2,0 phân NPK theo tỷ lệ 2:1:2.- Năm thứ 3: Cây bắt đầu cho trái kinh doanh, lượng phân tăng so với năm 5 trước 0,5 – 1,0 kg/cây. Chia làm hai lần bón đầu và cuối mùa mưa. Trong thời gian quả đạt trọng lượng tối đa sử dụng phân bón gốc Kali sulphate (K2SO4), bón mỗi gốc 400 – 500 g, kết hợp với phân bón lá 0-52-34 hoặc 10-52-17phun cho cây 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần như vậy trái sẽ chính tập trung, màu thịt quả vàng hơn vàng mùi vị thơm ngon hơn.

III. Phòng trừ sâu bệnh

1. Sâu đục thân, đục cànhCó tên Margronia, thành trùng đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó đục vào thân cành. Xịt thuốc trừ sâu vào giai đoạn ra lá non, trái non như Cyperan 5EC, 10 EC, Decis 2,5EC, Bian 40-50 EC, Basudin 50 EC.

2. Ruồi đục tráiDo loài dacus sp, đẻ trứng vào trái già, gây thối nhũn trái. Dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực. Bao bọc trái hay xịt thuốc diệt ruồi như trebon 10Nd, decis 25 ec…

3. Sâu đục tráiGây hại nặng trên mít làm giảm chất lượng và sản lượng. Thường ở các phần tiếp giáp các trái hay giữa trái tiếp giáp với thân, bị gây hại nặng nhất.Trái có thể bị hư hỏng hay bị rụng sớm. Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học mà dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây hại hay bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý.

4. Ngài đục tráiCó nhiều loài gây hại khác nhau, chúng chích hút vào ban đêm ở giai đoạn trái chín. Cách phòng trị giống như sâu đục trái.

5. Rầy, rệp gây hại- Có rất nhiều loài gây hại trên mít, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình và kèm theo là nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và trái không đẹp. Khi trồng ở nơi cao ráo thường bị rệp sáp tấn công ở phần gốc và rễ. Dùng các loại thuốc hóa học sau đây để trị rầy rệp khi điều tra có mật số cao: Bassan 50 EC, Supracide 40 EC, Basudin 50 ec…- Để bảo vệ tốt cây trồng nên áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM+Thiết lập hệ thống canh tác hữu hiệu thường xuyên. Dùng biện pháp sinh học tăng cường thiên dịch, hạn chế dịch hại do sâu bệnh. Sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết.- Xây dựng hệ thống dự báo sâu bệnh, thiên dịch, những điều kiện tự nhiên để có thể định hướng phù hợp tình hình sản xuất thực tế. So với các loại cây ăn trái khác Mít không hạt là cây dễ trồng, chịu hạn rất tốt, ít công chăm sóc, áp dụng quản lý dịch hại bằng phương pháp IPM tốt có thể không cần sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật, cho có năng suất cao, chất lượng ngon, thích hợp ăn tươi, chế biến,… và mang lại hiệu quả cao.

6. Nhện đỏNhện bám mặc dưới lá trưởng thành hoặc lá non, chích hút làm lá cong queo, lá vàng và rụng, khi phát hiện bệnh tấn công sử dụng các loại thuốc trừ nhện như: alfamite, comite, komulus,… dọn vệ sinh vườn và cắt bỏ và tiêu hủy các lá bị nhện gây hại

10 lợi ích của mít, những lợi ích từ mít

Hầu hết chúng ta đều biết đến hương vị ngọt ngào, thơm ngon của mít mà ít biết đến lợi ích thiết thực của nó đối với sức khỏe.Bạn nên ăn mít thường xuyên để bổ sung cho cơ thể nguồn dinh dưỡng dồi dào và thu lại những lợi ích sau:1. Tăng cường hệ thống miễn dịchVitamin C là nguồn dinh dưỡng bổ sung được sử dụng rộng rãi nhất vì nó nổi tiếng là chất dinh dưỡng có thể giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh cảm lạnh và các bệnh lây nhiễm. Một chén múi mít có thể cung cấp cho cơ thể chúng ta một lượng lớn chất chống ôxy hóa.

Mít
Bạn nên chọn mua mít nghệ tại cửa hàng hoa quả sạch Donavi.

Hầu hết chúng ta đều biết đến hương vị ngọt ngào, thơm ngon của mít mà ít biết đến lợi ích thiết thực của nó đối với sức khỏe.
2. Điều hòa lượng đường trong máuLượng đường trong máu cao là một trong những biểu hiện của sự thiếu khoáng chất mangan trong cơ thể. Mít chứa một lượng rất lớn các chất dinh dưỡng thiết yếu này giúp cơ thể điều hòa lượng đường trong máu.

3. Phòng ngừa bệnh loãng xương  
Mít chứa dồi dào khoáng chất magiê sẽ hỗ trợ cho hoạt động của canxi để xây dựng và củng cố xương luôn chắc khỏe. Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, những ai tiêu thụ thực phẩm giàu potassium và magiê sẽ có mật độ xương cao hơn và chắc khỏe hơn. 

4. Giữ tuyến giáp luôn khỏe mạnhĐồng là khoáng chất giữ vai trò quan trọng cho sự trao đổi chất trong cơ thể, đặc biệt là sự sản sinh và hấp thụ hormone. Ngoài ra, nó còn giúp cho tuyến giáp luôn khỏe mạnh. Mít là nguồn thực phẩm tập hợp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, trong đó có khoáng chất đồng. 

5. Điều hòa huyết áp
Một chén múi mít chứa một nửa lượng chất potassium được tìm thấy trong trái chuối. Potassium có thể giúp chúng ta phòng ngừa bệnh loãng xương và nó được biết đến bởi vai trò làm giảm huyết áp hiệu quả.

6. Phòng ngừa các bệnh đường ruộtVì chứa lượng chất xơ cao, mít là loại trái cây tuyệt vời có thể giúp bạn giảm thiểu và phòng ngừa bệnh táo bón.

7. Phòng ngừa chứng quáng gà
Mít chứa lượng vitamin A bằng lượng vitamin A của khoảng ¼ ly cà rốt nên loại trái cây này có khả năng phòng ngừa các bệnh về mắt như chứng quáng gà.

8. Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh timCũng giống như hầu hết các loại trái cây và rau củ khác, mít cũng là loại trái cây thân thiện đối với tim mạch vì lượng vitamin B6 cao trong mít có thể làm giảm homocystein trong máu(yếu tố gây nên bệnh xơ cứng động mạch).

9. Hỗ trợ điều trị các chứng tắc nghẽn mạch máu Mít chứa nhiều canxi, một loại khoáng chất không những có lợi cho xương mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và chống lại các chứng tắc nghẽn mạch máu.

10. Phòng ngừa bệnh thiếu máu
Ăn mít cũng là cách tốt để bổ sung hàm lượng sắt cho cơ thể. Chất sắt giúp cơ thể chúng ta phòng ngừa các bệnh rối loạn máu thông thường như bệnh thiếu máu. 

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

4 bài thuốc chữa bệnh từ mít hiệu quả

Theo y học cổ truyền mít có vị ngọt, khí thơm, tính không độc, có tác dụng chỉ khát, ích khí, giải say rượu…Cây mít được trồng phổ biến khắp nước ta, có rất nhiều loại như mít mật, mít dai, mít tố nữ (đặc sản miền Nam), ngoài giá trị dinh dưỡng, nhiều bộ phận của cây mít còn là vị thuốc.

mit-nghe-tien-giang-tach-loi

Về giá trị dinh dưỡng, trong thịt múi mít chín có protein 0,6-1,5% (tùy loại mít), glucid 11-14% (bao gồm nhiều đường đơn như fructose, glucose, cơ thể dễ hấp thụ), caroten, vitamin C, B2… và các chất khoáng như sắt, canxi, phospho.

Hạt mít có thể phơi khô làm lương thực dự trữ, chứa tới 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng. Lá mít dày, hình bầu dục, dài 7- 15cm. Khi dùng làm thuốc, người ta thường dùng lá tươi.

Theo y học cổ truyền mít có vị ngọt, khí thơm, tính không độc, có tác dụng chỉ khát, ích khí, giải say rượu…

Dưới đây là một số bài thuốc
Bài 1: Sản phụ sau khi sinh nếu ít sữa, dùng lá mít tươi (30-40g/ngày) nấu nước uống giúp tiết ra sữa hoặc tăng tiết sữa. Có thể lấy quả mít non gọt vỏ gai, thái lát, đem xào với thịt lợn nạc, nêm thêm gia vị, dùng ăn với cơm. Bài thuốc có tác dụng bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa. Mỗi liệu trình 3-5 ngày.

Bài 2: Lấy 30g lá mít vàng, rửa sạch, phơi cho thật khô rồi đốt cháy thành than, trộn với mật ong, bôi vào chỗ tưa lưỡi 2 lần trong ngày, sáng, tối trước khi đi ngủ. Bài thuốc trên có tác dụng chữa tưa lưỡi cho trẻ em.

Bài 3: Lấy khoảng 40g lá mít tươi, rửa sạch giã nát, đắp lên mụn nhọt đang sưng, sẽ làm giảm sưng đau.

Bài 4: Mít chín 30 múi, đường trắng 300g, chanh tươi 1 quả. Chọn mít dai vừa chín, múi to thịt dày, loại bỏ hạt, thái miếng vuông. Cho đường vào nồi cùng với 300ml nước, đun sôi, cho mít vào đảo đều. Cho nhỏ lửa lại chỉ để sôi lăn tăn, khi mít chín trong, nước đường hơi sánh lại là được.

Để mít nguội, đem ướp lạnh. Lúc ăn, lấy mít vào cốc, vắt chanh vào nước đường còn lại, khuấy đều, tưới lên mít, ăn mát lạnh, dùng sau bữa ăn. Bài thuốc trên có tác dụng giải rượu. Ngoài ra, vỏ cây mít còn được dùng làm thuốc an thần, trị tăng huyết áp.

Dùng lá và vỏ mít mỗi thứ 30g, nấu với 300ml nước còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 5-7 ngày.
Nếu bạn có ý định trồng mít nghệ bạn hãy tham khảo quy trình trồng và chăm sóc mít nghệ.

Mít nghệ cây ăn quả sạch đặc sản

Hiện nay giống mít nghệ do các nhà vườn tuyển chọn được trồng nhiều nhất bởi chúng vừa có năng
suất cao, tỷ lệ ăn được nhiều, ngon đáp ứng cho cả nhu cầu ăn tươi lẫn sấy khô.


Mít cũng là loại trái có độ sạch cao vì lượng thuốc BVTV cần dùng không đáng kể, đồng thời là cây ăn quả duy nhất có vai trò phòng hộ như cây rừng. Đã có nhiều mô hình trồng mít nghệ rất thành công ở Tân Phú- Đồng Nai, Xuyên Mộc-Bà Rịa… nhưng cũng có nhữngmô hình thất bại như dự án
trồng 60.000 cây mít nghệ cho thanh niên, đoàn viên các xã nghèo tỉnh Bình Phước. Mít nghệ là cây dễ tính, thích khí hậu ẩm, mưa nhiều có thể trồng được nhiều nơi từ Nam ra Bắc miễn sao nhiệt độ đừng quá thấp.

Mít có khả năng chịu hạn khá, có thể trồng trên đất đồi nghèo dinh dưỡng nhưng khả năng chịu úng lại kém. Trước đây mít chủ yếu được ăn tươi, không được trồng tập trung, không đầu tư chăm sóc
nên năng suất thấp. Công nghệ sấy thăng hoa được du nhập vào Việt Nam đã thúc đẩy việc trồng mít ở quy mô hàng hóa. Mít nghệ có thể trồng được quanh năm, tất nhiên việc trồng vào đầu mùa mưa thì sẽ giảmđược chi phí bơm tưới.

Mật độ trồng nên tối đa 300 cây/ha, tối thiểu 200 cây/ha. Giống nên sử dụng giống ghép được ươm
trong bầu nylon là tốt nhất. Nên chọn loại bầu dài tối thiểu 45 cm, vì nếu ngắn thì rễ cọc bị xoắn. Lưu ý: để nhanh bén thì trước lúc trồng phải làm cho cây cằn lại bằng việc ngưng bón phân và hạn chế tưới nước trong khoảng 2 tuần, nếu rễ cọc bị xoắn thì cần cắt bỏ từ đoạn xoắn. Hố trồng có kích thước 40x40x60 cm, trước lúc trồng cần bón lót phân hữu cơ.

Sau khi trồng cần cố định cây khỏi gió lay đổ và tưới cho cây. Trước đây do không chăm sóc bón phân đầy đủ nên thường những cây trồng gần nhà mới có trái, thậm chí thường xảy ra tình trạng năm được năm thất.Trong khoảng 1-3 năm đầu, cây cần được tủ gốc để hạn chế ánh nắng trực tiếp, xói mòn và cỏ dại. Mỗi năm cần bón 10-20 kg phân hữu cơ vào đầu mùa mưa, nếu sử dụng phân hữu cơ chất lượng cao như phân gà thì nên giảm bớt.

Ngoài phân hữu cơ thì phân khoáng cũng rất cần thiết. Theo ThS. Bùi Thanh Liêm (Chợ Lách, Bến Tre), năm thứ 1 sử dụng loại phân NPK có tỷ lệ đạm và lân cao: N:P:K = 2:2:1. Nếu sử dụng NPK 16.16.8.13S thì cần 300 gr/gốc chia làm 4 lần bón, lần sau nhiều hơn lần trước. Năm thứ 2 tăng lên 800 gr/gốc chia làm 4 lần bón.

Từ năm thứ 2-3, một số cây đã có thể có trái cần ngắt bỏ để cây sinh trưởng khỏe mạnh. Năm thứ 4 và các năm sau đó thì đã có thể để tráivà lượng phân bón cả phân hữu cơ và vô cơ cũng cần được tăng thêm, công thức phân nên đổi thành NPK = 2.2.3.
Tham khảo sản phẩm hoa quả đặc sản tại www.hoaquadacsan.com

Bí quyết làm mứt dừa ngũ sắc cực ngon không phẩm màu

Cũng giống như bánh chưng hay mâm ngũ quả, mứt là 1 vật phẩm không thể thiếu mỗi khi Tết về. Lựa chọn cho mình một hộp mứt đẹp không khó thế nhưng chất lượng không ai có thể đảm bảo được trước cả.
Bạn hãy chọn dừa xiêm bến tre làm mứt đảm bảo ngon và hấp dẫn hơn.
dừa xiêm bến tre


Ở bài viết này hoaquadacsan.com sẽ gửi đến các bạn cách làm mứt dừa ngũ sắc sắc màu đẹp tự nhiên từ rau củ mà không hóa chất phẩm màu. Rất đơn giản mà cực vui tay đấy nhé. Nguyên liệu chuẩn bị cho món mứt dừa ngũ sắc:

  • 2 quả dừa đã gọt vỏ nâu bên ngoài
  • 500 gam đường trắng
  • 50 gam lá nếp
  • 150 gam bắp cải tím
  • 300 gam cà rốt
  • 150 gam ruột gấc (cả hạt)
  • 1 thìa bột cacao
  • Vanni 
Cách làm mứt dừa ngũ sắc bạn thực hiện theo một vài hướng dẫn dưới đây nhé:

Bước 1: Dừa bạn đem nạo thành các sợi rồi rửa dưới nước sạch vài lần cho nước trong. Cẩn thận hơn ỏ bước này bạn có thể rửa dừa nạo dưới nước ấm nóng để loại bỏ phần dầu dừa. Vớt dừa nạo ra để ráo


Bước 2: Gấc cho ra tô, thêm 1 thìa rượu trắng vào và bóp bỏ hạt. Sau đó thêm 1 bát nước con vào
và khuấy đều.
Bạn lọc gấc qua rây để loại bỏ phần bã, lấy nước gấc nhé.

Bước 3: Tương tự với cà rốt, bạn đem gọt vỏ, cắt bỏ phần cuống củ, thái nhỏ.

Lá nếp, bắp cải tím, đem rửa sạch và thái nhỏ.
Bước 4: Cho từng loại vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn, thêm chút nước vào và lọc.
Bước 5: Ngâm mứt dừa
Chia mứt dừa ra làm 5 phần. Với 1 phần dừa trắng để tại vị ca cao bạn để riêng. Với 4 phần còn lại
bạn cho vào 4 bát nước tạo màu của 4 nguyên liệu.
Bước 6: Bắc chảo lên bếp và sên dừa.
Chắc hẳn lúc này bạn đang thắc mắc hình như chúng ta đang thực hiện thiếu 1 thao tác đó là ngâm
dừa với đường? Thế nhưng không đâu nhé.
Ở bước này bạn bạn có thể thực hiện bằng cách sau:
– Cho 200 gam dừa vào chảo cùng 100 gam đường (tùy theo sở thích ăn ngọt nhiều hay ít mà bạn
có thể gia giảm lượng đường tùy ý + nước ngâm dừa vào. Khuấy đều cho tan đường.
– Để lửa ở mức trung bình, khi chảo mứt sôi bạn hớt phần bọt nổi lên. Thỉnh thoảng bạn nhớ đảo
lên mứt dừa lên nhé.
– Khi nước trong chảo gần cạn sệt, bạn hạ lửa nhỏ liu riu, đảo đều và nhanh tay để mứt dừa không
bị cháy. Cho đến khi lớp đường trắng kết tinh bên ngoài mứt dừa thì lúc đó món mứt dừa của chúng
ta đã hoàn thành rồi nhé.
Bước 7: Riêng với mứt dừa vị ca cao bạn không cần ướp trước đâu nhé. Cho mứt dừa vào chảo +
phần đường để tạo vị ngọt cho mứt + 1 chút nước và đun cho đến khi nước trong chảo gần cạn sệt
thì bạn rắc ca cao vào.
Nếu lượng đường ở những lần sên trước có thừa, bạn dồn lại, cho vào 1 chút nước hòa tan rồi cho
vào chảo mứt dừa vị ca cao, đun đến khi lớp đường trắng kết tinh bên ngoài (giống như các tạo các màu
mứt trên). Tắt bếp và cho mứt ra khay, để nguội.
Vậy là toàn bộ quá trình để làm mứt dừa homemade đã hoàn thành xong rồi. Nếu như mọi Tết, bạn
tốn thời gian mua mứt mà vẫn mua vào mình sự lo lắng về mức độ ATTP, thì chỉ cần một chút thời gian
chuẩn bị và thực hiện thôi là bạn đã có thể thực hiện món mứt Tết ngon chiêu đãi cả nhà rồi.

Giảm cân và chống ung thư bằng bưởi

Bưởi giúp giảm béo, chống ung thư một cách hiệu quả và an toàn. Ăn một hoặc hai quả bưởi mỗi ngày, cùng với một khẩu phần ăn khoa học, có thể giúp bạn giảm cân.

ăn bưởi giảm cân

Nó cũng giúp làm giảm nguy cơ ung thư ở những người hút thuốc nhờ tác dụng khống chế hoạt động của chất sinh ung thư trong khói thuốc.


Theo tiến sỹ Ken Fujioka, làm việc tại bệnh viện Scripps, San Diego và Ăn nửa quả bưởi trước mỗi bữa ăn có lợi cho sức khoẻ là trưởng nhóm nghiên cứu tác dụng của bưởi trong việc giảm cân, cái gọi là "khẩu phần ăn dựa trên bưởi" - gồm bưởi và một số loại protein - đã trở nên phổ biến đối với những người điều trị bệnh béo phì trong nhiều năm.

Trước mỗi bữa ăn, một nhóm dùng các chất chiết xuất từ bưởi, một nhóm uống nước ép bưởi , nhóm thứ ba ăn nửa quả bưởi, trong khi đó nhóm thứ tư chỉ dùng giả dược. "Những người tham gia không được cố ăn kiêng. Để cho mọi người hoạt động như nhau, chúng tôi yêu cầu tất cả đi bộ 30 phút 3 lần/tuần", ông Fujioka nói.
Bưởi da xanh tách vỏ
Sau 12 tuần nhóm dùng giả dược chỉ giảm trung bình 0,275 kg, nhóm dùng chiết xuất từ bưởi giảm 1,09 kg, nhóm dùng nước bưởi ép giảm 1,49 kg, và nhóm dùng bưởi quả tươi giảm 1,59 kg "Trong nghiên cứu của chúng tôi những người tham gia phải ăn nửa quả bưởi trước mỗi bữa ăn. Đây là điều không dễ. Họ ăn bưởi giống như ăn cam. Đầu tiên cắt đôi, sau đó cắt thành bốn rồi lột vỏ. Ăn theo cách đó có lợi cho sức khoẻ hơn", ông nói.

Trong một nghiên cứu khác, các nhà dinh dưỡng học tại Trung tâm nghiên cứu ung thư tại Đại học Hawaii đã phát hiện ra rằng nước bưởi ép làm giảm hoạt động của một loại enzyme có tác dụng khiến cho khói thuốc lá dễ sinh ung thư ở người.

Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy những thực phẩm giàu flavonoid như bưởi có tác dụng ngăn chặn hoạt động của chất gây ung thư. Flavonoid có tác dụng như một chất chống oxy hoá tự nhiên, bảo vệ cơ thể chống lại những tổn hại mà oxy gây ra.
>> bạn xem thêm các loại hoa quả đặc sản giúp bạn giảm cân và phòng chống bệnh.

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2017

Nhận biết một số sâu bệnh hại trên cây Mít Nghệ

Nhận biết một số sâu bệnh hại trên cây Mít Nghệ mà bà con trồng mít cần biết.
Nhận biết một số sâu bệnh hại trên cây Mít Nghệ

A. Bệnh hại đối với cây mít nghệ:

1. Bệnh thối nhũn


  • Cây con ở vườn ươm có độ ẩm cao, quá rậm rạp dễ bị bệnh và bệnh lây lan rất nhanh. Bệnh có thể do nấm Rizoctonia solani, Sclerotium, Pythium gây nên.
  • Trên thân gốc và bề mặt vật liệu nuôi cây có nhiều hạch nấm tròn to, nhỏ dầy đặc và lây lan nhanh. Bệnh làm teo gốc, thân lá có đoạn tươi xanh và phần non chết gục như bị luộc trong nước nóng.
– Phòng bệnh:
+ Sử dụng phân oai mục.
+ Tạo thông thoáng, khô ráo và thoát nước tốt.
+ Xử lý nguyên vật liệu trong vườn ươm bằng các loại thuốc như Kitazin, Rovral, Ridomyl …
– Trị bệnh:
+ Viben C 50 BTN, Bonanza 100 DD, Score 250 EC, Tilt 250 ND.

2. Bệnh thối gốc chảy nhựa

– Bệnh xảy ra trên các vườn mít quá ẩm ướt và có nhiều loại sâu hại chích hút nhựa cây, gây những vết thương và là cơ hội tốt cho nấm Phytopthora xâm nhập.
– Bệnh thể hiện ở vùng gốc có nhiều vết loét, nước dịch từ bên trong chảy rỉ ra, vỏ vùng gốc bị thối từng mảng to, bề mặt lớp gỗ ẩm ướt và thâm đen. Lá vàng, rụng và cây chết. Thường khi phát hiện được thì bệnh ở tình trạng nặng, khó chữa trị.
– Cách phòng hữu hiệu nhất là trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt. Bảo vệ các thiên địch để hạn chế mật độ sâu rầy gây hại, khi cần thiết dùng các loại thuốc hóa học có tính chọn lọc để phun xịt như Ridomyl, Aliette.
B. Bệnh sâu rầy:

1. Sâu đục thân, đục cành

Có tên Margronia, thành trùng đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó đục vào thân cành. Xịt thuốc trừ sâu vào giai đoạn ra lá non, trái non như Cyperan 5 EC, 10 EC, Decis 2,5EC, Bian 40-50 EC, Basudin 50 EC.

2. Ruồi đục trái

Do loài dacus sp, đẻ trứng vào trái già, gây thối nhũn trái. Dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực. Bao bọc trái hay xịt thuốc diệt ruồi như trebon 10 Nd, decis 25 ec…

3. Sâu đục trái

– Gây hại nặng trên mít làm giảm chất lượng và sản lượng. Thường ở các phần tiếp giáp các trái hay giữa trái tiếp giáp với thân, bị gây hại nặng nhất.Trái có thể bị hư hỏng hay bị rụng sớm.
– Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học mà dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây hại hay bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý.

4. Ngài đục trái

Có nhiều loài gây hại khác nhau, chúng chích hút vào ban đêm ở giai đoạn trái chín. Cách phòng trị giống như sâu đục trái.

5. Rầy, rệp

– Có rất nhiều loài gây hại trên mít, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình và kèm theo là nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và trái không đẹp.

Khi trồng ở nơi cao ráo thường bị rệp sáp tấn công ở phần gốc và rễ. Dùng các loại thuốc hóa học sau đây để trị rầy rệp khi điều tra có mật số cao: Bassan 50 EC, Supracide 40 EC, Basudin 50 ec…
– Để bảo vệ tốt cây trồng nên áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM+Thiết lập hệ thống canh tác hữu hiệu thường xuyên. Dùng biện pháp sinh học tăng cường thiên dịch, hạn chế dịch hại do sâu bệnh. Sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết.
– Xây dựng hệ thống dự báo sâu bệnh, thiên dịch, những điều kiện tự nhiên để có thể định hướng phù hợp tình hình sản xuất thực tế.
– So với các loại cây ăn trái khác Mít nghệ cao sản là cây dễ trồng, chịu hạn rất tốt, ít công chăm sóc, áp dụng quản lý dịch hại bằng phương pháp IPM tốt có thể không cần sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật, cho có năng suất cao, chất lượng ngon, thích hợp ăn tươi, chế biến và làm thức căn cung cấp cho ngành chăn nuôi, thủy sản, sau cùng là thu được khối lượng gỗ lớn và quý có giá trị kinh tế cao.

Công nhân chăm sóc trực tiếp không bị tổn hại do nhiễm độc, người tiêu dùng không phải sợ bị ngộ độc do thuốc Bảo vệ thực vật tồn dư trong các sản phẩm.
>> Bạn xem thêm một số loại cây đặc sản tại http://hoaquadacsan.com

Chia sẻ kỹ thuật trồng, chăm sóc mít nghệ

Mít nghệ là loại mít có trái to, múi mít vàng óng, giòn dai và ít xơ với vị ngọt vỏ xanh. Hiện nay mít nghệ được trồng ở rất nhiều vùng miền trên cả nước. Với 2 dòng chính là giống mít nghệ Viên Linh, mít nghệ MĐN06H.
Chia sẻ kỹ thuật trồng, chăm sóc mít nghệ
Kỹ thuật trồng và chăm sóc mít nghệ

Donavi xin chia sẻ đến bạn kỹ thuật trồng và chăm sóc mít nghệ:

1/ Giống trồng:

• Đặc điểm của giống mít Viên Linh:

  • Dạng trái bầu hơi dài, gai nhỏ đồng đều, trung bình 10 kg/trái
  • Thịt trái màu vàng óng
  • Độ ngọt vừa phải 180 đến 240 độ Brix
  • Tỉ lệ bột trong thịt trái vừa phải, đường trong thịt trái không quá nhiều.
  • Thịt trái khô giòn và dai không có nhiều nước, thịt không nhão, bảo quản được lâu.
  • Tỷ lệ thịt trái 45% đến 50%.
  • Là giống thu hoạch sớm, từ khi trổ bông đến khi thu hoạch 120 – 130 ngày.
  • Là giống thích hợp cho ăn tươi.

Đặc điểm của giống MĐN06H
  • Quả tròn đều, to, trọng lượng trung bình 14 kg
  • Vỏ quả màu xanh khi chín
  • Múi màu vàng tươi
  • Thịt trái dòn, ít xơ

2/ Kỹ thuật trồng và canh tác:

* Đất trồng mít

– Mít thích hợp với nhiều loại đất, nhưng đất phải thoát nước tốt không được ngập úng.
– Đào hố kích cỡ: 60cm x 60cm x 60cm trở lên, bón lót bằng các loại phân rác hoai mục, hoặc cây phân xanh ủ cho hoai.

–  Bón lót trước khi trồng:
+ 01 kg vôi/hố (sau khi đào hố xong tiến hành bón vôi ngay)
+ Phân chuồng đã qua xử lý (XPF): 3 kg/hố
+ Lân Lâm Thao: 0,5 kg/hố
+ Chế phẩm Nolatri: 20g/hố
+ Phân NPK (20-20-15-TE+) : 50 g/hố
+ Bón 50 g thuốc Nokap/hố

– Cách bón:

+ Bón vào hố 3 kg phân chuồng, phân lân và 20g chế phẩm Nolatri, sau đó trộn đều.
+ Bón NPK xuống
+ Phủ lên 01 lớp đất mặt mỏng
+ Bón thuốc Nokap để phòng sâu và mối gây hại
+ Trồng cây vào nén chặt đất cho rễ cây và đất tiếp xúc nhau cây mau bén rễ.

* Mật độ, khoảng cách trồng:
– Hàng x hàng = 7m; Cây x cây = 6m (đất nghèo dinh dưỡng thì trồng dày hơn có thể là 6x5m hoặc 6x6m)

* Thời vụ trồng: Thường trồng vào tháng 05 – 06 dương lịch, ưu điểm của vụ này vào mùa mưa, cây đủ độ ẩm để phát triển. Tuy nhiên nếu có đủ nước tưới trong mùa khô thì trồng trong mùa khô cũng được..

* Chuẩn bị cây giống: Cây ghép mắt, gốc ghép trên 01 năm tuổi, cây cao 20 cm trở lên đựng trong bầu nylon đen kích cỡ 30 x 11 cm.

* Cách đặt cây giống:

+ Đặt cây sao cho bầu cây nằm ngang mặt đất, chú ý phần ngay mắt ghép phải nằm trên mặt đất.
+ Cây mít nếu trồng quá sâu rễ mít dễ bị nấm tấn công gây hại.
+ Trồng xong lấp đất chặt gốc để rễ mau tiếp xúc với đất
+ Vào mùa nắng khi đất khô cần tủ gốc bằng rơm hoặc cỏ khô để giữ ẩm.

II. Kỹ thuật chăm sóc mít

1/ Tưới nước:

Các lô mít sau khi lắp đặt hệ thống tưới xong, tưới lần đầu cho thật đẫm nước. Sau đó kiểm tra lượng nước tưới đủ bảo đảm cho cây thì những lần tưới sau định kỳ 05 ngày tưới 01 lần

– Thời gian tưới mỗi lần tuỳ thuộc vào tính chất đất của từng lô và phụ thuộc vào lưu lượng nước mạnh yếu của từng lô nhưng sau khi tưới xong đất phải có độ ẩm sâu xuống ít nhất là 30 cm.

2. Tỉa cành, tạo tán.

– Phương pháp tỉa cành, tạo tán:
+ Để 03 cành cấp 1 đối xứng nhau cách mặt đất 50 m trở lên.
+ Tỉa bỏ bớt các cành nhánh cấp 1 nhỏ nằm san sát nhau trên thân chính, khoảng cách giữa các cành cấp 1 trên thân chính nên để là khoảng 20-30 cm trở lên.
+ Trên cành cấp 1 có rất nhiều cành cấp 2, cấp 3 và cấp 4, nên tỉa bỏ bớt các cành cấp 2, 3, 4 đi , khoảng cách giữa 2 cành cấp 2 nên để lại là từ 10 cm trở lên và nên để đối xứng nhau để tạo cho tán cây có bộ khung cân đối và thông thoáng để giảm bớt khả năng gây hại của sâu ăn lá.
+ Nếu cây xuất hiện quả nên tỉa bỏ bớt, chỉ chừa lại 2 quả mọc trên thân chính ở năm thứ 03 cho trái bói. Từ năm thứ 4 trở đi, tùy khả năng của từng cây mà quyết định để số lượng trái nhiều hay ít.
– Khống chế chiều cao cây không quá 5-7m, tỉa bỏ những cành mọc thấp (<1m).

3. Bón phân cho cây.

* Cây năm 1:

– Sau trồng 02 tháng: bón 50 g phân NPK
– Sau trồng 04 tháng: bón 50 g phân NPK
– Sau trồng 06 tháng: bón 100 g phân NPK
– Sau trồng 12 tháng: bón 100 g phân NPK

* Cây năm 2: bón 1,5 kg phân NPK, chia làm nhiều lần bón để hạn chế phân bị mất đi do bốc thoát hơi và rửa trôi. Những lô mít bị mất sức nhiều do nắng hạn có thể bổ sung 150 g phân urê/gốc và chia làm 02 lần bón, mỗi lần bón 75gam.
này, lần sau móc 01 hố đối xứng hố cũ và bón vào.

* Cây năm 3: bón 2 kg phân NPK, chia làm nhiều lần bón để hạn chế phân bị mất đi do bốc thoát hơi và rửa trôi.

* Phương pháp bón:

– Phân urê dễ tan, bón trực tiếp vào gốc khi đất có độ ẩm và sau khi bón phải tưới nước cho phân tan hết.
– Phân NPK: nếu bón nổi khó tan thì bón vùi, lần này móc 01 hố bón một bên
– Mỗi tháng bón phân 1 lần vào lần tưới thứ 3 trong tháng (tức là ngày 20 hàng tháng).

5. Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây

– Định kỳ 02 tháng phun phòng 01 lần thuốc ngừa nấm hồng và sâu đục thân.
– Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh hại để phun thuốc phòng và trị cục bộ kịp thời, nếu phát hiện sâu đục thân thì dùng kim tiêm, tiêm thuốc vào đường đục hoặc lấy gòn chấm thuốc bít đường đục lại.
– Đầu mùa mưa tiến hành quét thuốc Boocdor vào gốc cây để phòng bệnh xì mủ thân.
– Định kỳ 03 tháng bón 01 lần thuốc Nokap II để phòng mối và tuyến trùng gây hại rễ và  phun phòng chế phẩm Trichoberma phòng bệnh trên thân cây mít.

Phun xịt một số bệnh phổ biến:

– Sâu đục trái, dưỡng trái
+ Loại thuốc: Motox, BI58 kết hợp một số loại phân dưỡng trái
+ Cách phun: phun ướt đều quanh tán lá, trái

– Sâu đục thân: Nếu thấy đường đục sâu đục thân thì dùng que kẽm cho vào đường đục để giết chết sâu sâu đó pha một ít thuốc hạt dùng kim tim bơm vào đường đục hay lấy bông gòn chấm thuốc rồi bít lỗ đường sâu đục lại.

– Sâu ăn lá và bệnh hại thân cành:
– Trị bệnh héo đen đầu lá: dùng dung dịch Bordeaux nồng độ 1%: Dùng trị bệnh héo đen đầu lá. Dùng vôi sống, sulfat đồng và nước với tỷ lệ 1:1:100.

 Hòa tan hoàn toàn 1 kg sulfat đồng trong 80 lít nước và 1 kg vôi trong 20 lít nước còn lại. Dung dịch trên được lọc để loại bỏ tạp chất, tiếp theo đổ từ từ dung dịch sulfat đồng vào dung dịch vôi và trộn đều; tuyệt đối không làm ngược lại. 

Dùng cây sắt được mài sáng và nhúng vào dung dịch thuốc đã pha trong 1 – 2 phút, nếu bị sét là do có pH thấp cần điều chỉnh tăng thêm lượng vôi. Nếu pha đúng cách dung dịch có màu xanh dương và chậm kết tủa. Dung dịch thuốc sử dụng ngay sau khi pha chế vì thuốc dễ bị phân hủy nếu để lâu.

– Trị nấm hồng: dùng dung dịch Bordeaux nồng độ 5%: Dùng chủ yếu để trị bệnh nấm hồng. Pha sulfat đồng, vôi sống và nước với tỷ lệ 1: 4: 15. Hòa tan hoàn toàn 1 kg sulfat đồng trong 5 lít nước và 1 kg vôi trong 10 lít nước còn lại. Cách pha tương tự như dùng cho nồng độ 1%.

– Phòng nấm Phythopthora: Phun đại trà vào gốc cây dung dịch Tricoderma (Nolatri) để phòng nấm Phythopthora gây hại.
+ Loại thuốc: Nolatri
+ Nồng độ phun: 200 ml/bình 16 lit

Chú ý:

– Không dùng các dụng cụ bằng sắt, nhôm để pha và sử dụng dung dịch Bordeaux, vì thuốc có khả năng ăn mòn. Tốt nhất nên dùng dụng cụ bằng nhựa, thép không rỉ.
– Pha và sử dụng trong ngày, không lưu trữ vì giảm hiệu quả trị bệnh.

6. Thu hoạch và bảo quản

Độ già thu hoạch khi trái mít từ 100 – 120 ngày sau trổ hoa. Trái mít có mùi thơm nhẹ, gai nở đều. Khi thu hoạch dùng kéo cắt cành cắt ngang cuống trái và tránh để trái va trạm, chày xước và tiếp xúc xuống đất. 

Thu hoạch đúng độ chín, sau khi thu hái có thể sau 2-4 ngày mít sẽ tự chín ở nhiệt độ bình thường. Sau khi thu hoạch cần bảo quản mít ở nơi thoáng, không để trái tiếp xúc trực tiếp xuống đất. Mít có thể bảo quản được 3 – 4 tuần ở nhiệt độ 11-13°C.
Bạn xem thêm các loại trái cây đặc sản tại www.hoaquadacsan.com